Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, đây là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam và cả trên toàn thế giới. Theo thống kê, trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tại Việt Nam tăng lên đến 211%, chúng ta là một trong những nước có tốc độ tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới. Bên cạnh đó tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường tại giới trẻ cũng đang tăng khá cao. Tuy vậy, không ai ải cũng biết mình đang mắc bệnh, bài viết ngày hôm nay ALO Chia sẻ xin đưa ra 6 dấu hiệu và triệu chứng giúp bạn nhận biết bệnh tiểu đường, xin mời cùng theo dõi.
6 dấu hiệu nhận biết có thể bị bệnh tiểu đường
Một số người có thể mắc bệnh tiểu đường trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm mà không nhận ra mình bị tiểu đường vì các triệu chứng có vẻ tầm thường. Đừng dựa vào cảm tính chủ quan mà hãy dựa vào chỉ số đường huyết khi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
1. Thường xuyên khát nước:
Bạn khát và uống rất nhiều nước, nhưng cảm giác khát vẫn còn. Tại sao? Điều này là do khi lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ tự động tách nước khỏi tế bào và bơm trực tiếp vào máu để làm loãng lượng đường dư thừa. Việc các tế bào thiếu nước vào thời điểm này sẽ kích thích não bộ luôn có cảm giác khát nước.
2. Đi tiểu nhiều lần trong ngày:
Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 7 lần một ngày, bạn có thể bị tiểu đường. Nguyên nhân là do cơ thể bạn muốn đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài, thận làm việc nhiều hơn nên bạn đi tiểu nhiều hơn.
3. Giảm cân bất thường:
Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy – nó cần nhiên liệu để hoạt động. Nhiên liệu chính của cơ thể là đường (glucose). Sút cân do mất glucose trong nước tiểu. Bệnh tiểu đường ngăn cản cơ thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó phải lấy năng lượng từ mỡ và cơ. Thiếu insulin dẫn đến giảm tổng hợp protein và chất béo, tăng phân hủy protein và giảm chất béo, tất yếu dẫn đến giảm cân. Trong trường hợp này, hãy nhớ kiểm tra toàn bộ cơ thể ngay lập tức.
4. Đói và mệt:
Khi cơ thể bạn không thể hấp thụ đủ lượng đường cần thiết từ máu để giải phóng năng lượng do thiếu hụt insulin, lượng đường dư thừa sẽ được lưu trữ trong máu và đào thải ra ngoài. Do đó, để bù đắp năng lượng thiếu hụt, cơ thể cần ăn nhiều thức ăn hơn để có thêm năng lượng, dẫn đến thường xuyên có cảm giác đói và mệt mỏi.
5. Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm:
Lượng đường trong máu cao sẽ ức chế hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể), làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường thường bị ngứa khắp người, đặc biệt là bộ phận sinh dục.
6. Thị lực yếu
Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mao mạch ở đáy mắt, gây chảy máu, phù nề, đặc biệt là phù hoàng điểm và giảm thị lực ngay cả khi bạn không có bệnh về mắt trước đó.
Ngoài ra, các triệu chứng khác như vết thương chậm lành hoặc tê, ngứa ran ở tứ chi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể mắc bệnh tiểu đường ngay cả khi cơ thể không có gì bất thường. Vì vậy, bạn nên khám sức khỏe định kỳ, kết hợp với chế độ ăn uống điều độ và tập luyện hợp lý để phòng tránh bệnh tiểu đường bắt đầu từ hôm nay.
Block "nhac-chuong" not found